Phin lọc ga điều hòa ô tô? Trường hợp nào phải thay mới

Phin lọc ga điều hòa trong hệ thống máy lạnh ô tô

Cấu thành lên hệ thống điều hòa trong ô tô gồm rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm đương một chức năng riêng và từ đó tạo lên một hệ thống chỉnh thể không thể tách rời. Phin lọc ga điều hòa là một thành phần khá quan trọng trong hệ thống điều hòa ô tô. Nó thường được gọi với những cái tên khác như bình lọc hay bình hút ẩm.

Do chất ẩm có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho hệ thống làm lạnh nên người ta đã sử dụng nhiều biện pháp để loại bỏ chúng. Các thiết bị máy móc trước khi lắp vào hoặc sau khi mang đi bảo dưỡng thường được sấy khô rồi mới lắp ráp. Ga điều hòa cũng được sấy chân không nhiều giờ trước khi bơm vào hệ thống. Nhưng thực sự rất khó để tránh khỏi chất bụi bẩn, ẩm ướt vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống. Chính vì vậy, nhà sản xuất đã thêm phin lọc ga điều hòa để lọc ẩm và tạp chất.

Phin lọc ga điều hòa được cấu tạo đơn giản với lưới lọc và chất khử ẩm. Chất khử ẩm là một loại chất có thể hút được chất ẩm ướt ở nơi có nhiệt độ thấp lạnh một cách dễ dàng. Chất khử ẩm trong phin lọc ga còn được gọi bằng cái tên khác là đá lọc ga lạnh. Đá lọc ga lạnh có nhiều loại như: đá lọc ẩm, đá lọc axit, lõi lọc, đá lọc ẩm kết hợp axit. Nó có nhiệm vụ hút các tạp chất có thể gây nguy hiểm cho hệ thống. Chất khử ẩm được đặt khéo léo giữa hai lớp lưới lọc và đặt trong một chiếc túi gọi là túi khử ẩm. Tùy từng loại mà túi khử ẩm này được đặt cố định hoặc di động trong bầu lọc. Túi này có khả năng hút ẩm rất tốt. Khả năng hút ẩm của túi hút ẩm còn phụ thuộc vào lượng chất hút ẩm, loại chất hút ẩm và cả nhiệt độ môi trường. Phía trên phin lọc thường có một ô kính nhỏ để có thể dễ dàng theo dõi.

Phin loc ga điều hòa ô tô

Hoạt động của phin lọc ga điều hòa dựa trên nguyên lý đơn giản. Môi chất lạnh sẽ chảy từ bộ ngưng tụ vào phin lọc qua 2 lớp lưới lọc để vào bên trong túi khử ẩm. Chất ẩm ướt và bụi bẩn trong hệ thống mà ta đang cần lọc hình thành do trong khi sửa chữa bất cẩn để thâm nhập vào hoặc do quá trình hút chân không không đạt yêu cầu. Khi đi qua phin lọc, lưới lọc là đã loại bỏ tương đối độ ẩm ướt và những bụi bẩn đã bám vào môi chất lạnh. Nếu như môi chất lạnh qua giai đoạn này không được lọc sạch hoàn toàn thì nó sẽ thường gây ảnh hưởng thậm chí hỏng các bộ phận trong hệ thống đặc  biệt là van và lốc lạnh. Bộ phận ống tiếp nhận môi chất lạnh thường được nhà sản xuất bố trí ngay phía trên bình. Lưới lọc ngăn tạp chất thâm nhập vào hệ thống và đưa lại một chút dầu nhờn cho máy nén khí.

Phin loc ga điều hòa ô tô

Phin lọc ga điều hòa sau một quá trình sử dụng lâu dài cũng sẽ thường xảy ra những sự cố hỏng hóc làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Có thể phin lọc sẽ bị suy giảm tính năng, hiệu quả lọc cũng không cao dẫn đến việc quá nhiều tạp chất không lọc được và bị tắc lại phin. Nếu phin lọc ga bị hỏng sẽ không lọc được tạp chất. Tạp chất và hơi ẩm đi vào hệ thống sẽ làm hỏng các bộ phận. Cũng có trường hợp hạt hút ẩm không cố định bị chạy đi khắp nơi làm tắc các ống dẫn, dàn lạnh… Những sự cố này sẽ gây hỏng lớn cho điều hòa. Cũng như bộ phận lọc dầu, bộ phận lọc gió, phin lọc ga điều hòa cũng cần được định kỳ thay thường xuyên tránh sự cố.

Mùa hè nắng nóng kéo dài nếu điều hòa ô tô gặp sự cố thì ngồi trong xe thực sự rất khó chịu, bí bách. Chính vì vậy trước khi mùa hè đến chúng ta nên đi bảo dưỡng lại hệ thống điều hòa để tránh những sự cố hỏng hóc trong ngày nắng nóng. Chúng ta nên tranh thủ đi bảo dưỡng điều hòa và nếu các thiết bị như phin lọc ga điều hòa đã sử dụng lâu có nguy cơ hỏng hóc thì nên thay ngay để đảm bảo luôn lái xe an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, không phải mỗi khi sửa  điều hòa đều nhất thiết phải thay phin lọc mà  chỉ thay phin lọc  khi cần thiết. Theo kinh nghiệm, phin lọc ga điều hòa của hệ thống điều hòa không khí ô tô cần được thay mới trong các trường hợp sau:

  • Hệ thống điều hòa không khí bị  tắc ẩm;
  • Thay máy nén mới, đặc biệt là khi máy nén cũ bị bó kẹt, hỏng phần cơ bên trong;
  • Nạp phải ga lạnh giả, không đúng chủng loại, không đúng chất lượng theo quy định của nhà sản xuất xe;
  • Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa không khí bị biến chất, không đảm bảo chất lượng;
  • Khi thực hiện việc bảo dưỡng điều hoà không khí theo định kỳ.